Bi hài kịch chưa có hồi kết : 42 bước test Iphone.
Cậu em kể bị thợ back lô ip6, thợ bảo cam trước lệch chắc ép kính rồi. Ức chế anh ạ.Thế ah. Gioăng cam dòng 6 cao su dời, dùng 1 thời gian sẽ lệch, chụp vẫn bt. Thợ đây sao?
Qui trình COCQ của Apple là một bí mật. Không ai biết được Apple đã đặt tiêu chuẩn ra sao, và theo họ như thế nào là chuẩn. Chỉ có kinh nghiệm thực tế qua các dòng SP từ nhiều thị trường, người ta truyền tai nhau 31 bước test cơ bản và 11 chuyên sâu.
Thực tế thì, nó giống như 1 vở hài kịch. Nhiều khi dở khóc dở mếu.
Thống kê những người mua, cả thợ,thì Ngta hay test như sau:
– Check zin hình thức: xem gioăng kính, vuốt táo, xem cam, ốc đít chân sạc…họ không hề biết là thực ra, chỉ cần xem mỗi chân tai nghe. Vì cụm tai nghe khi lên vỏ sẽ vênh váo, không liền mạch. Còn màn gioăng thì chính ip nguyên seal của Apple rất nhiều chiếc ip7/8 cũng hở trên, đút dc cả tờ giấy. Rất nhiều chiếc ip zin đét đèn đẹt bụi Camera, bụi màn chỗ gạt rung. Có thể Apple họ không đặt nặng chi tiết này. Trong khi dùng ron mới và ốc mới nhiều chiếc dựng lại khít lịt, keo dán chắc. Cảm tính là 1 yếu tố rất dễ làm người ta bị nhầm. Cái gì mắt thấy thì cái đầu thường tin ngay là thật.
– Check imei và khay sim: Trò đùa!
Khay sim có imei như 6s/7 ra 309 Tây sơn mua 15k, bạn sẽ ngỡ ngàng nó trùng imei ngay và khắc lazer nét luôn, trùng màu luôn. Rất lạ là nhiều thợ vọc vẫn lấy cái này ra để test zin! khay rời cắm cho nhau thoải mái nên các model này không cần trùng khay sim. 6/6s/SE thì khắc imei lên vỏ, Nhưng vỏ cũng bắn imei đc, tuy nhiên vỏ lô sờ nhám rất dễ phân biệt.
Còn check imei để xem SP chính hãng Apple không, và thông số Pro date nào. Cái này đôi khi là ngược đời: Bh dài thì máy cũ nát, hết bảo hành thì máy mới tinh, ko check dc nữa có khi lại máy ngon.
Nhiều người ngây thơ nghĩ rằng, mặc định cứ active là phải sử dụng. Nên máy nào càng bh dài là càng tốt. Cứ check mỗi bh và check pin là xong. Mới là được! Điều này là đúng với máy mua từ người sử dụng trước đã mua trong Store( tuy nhiên họ có thể mua gói bh thêm thành 2 năm). Là sai với hàng trưng bày, hàng dự án, hàng tồn kho hoặc TBH. Rất nhiều máy mới active hơn tháng nhưng đã thay sửa bét nhè. Lại có máy active cả năm trời còn chưa sạc! Vậy chuẩn nhất phải tình trạng hiện tại của ip.
Chính em họ tôi cầm chiếc iphone nguyên tem shop XX bảo vừa active 1 tháng mua lại rẻ. Hí hửng. Tôi chỉ cho nó 7p này thay cam rồi nhé. Thay cả vỏ zin. Chắc rơi vỡ hay gì đó thôi. Chả sao còn giấy tờ bảo hành dài.
1 điều thú vị là kinh nghiệm cho thấy, những chiếc ip không check được imei( replace imei) thường zin, mới hơn những chiếc khác. Ng dùng trước đã lợi dụng chính sách của Apple, báo mất để mua rẻ cái thứ 2. Bán lại cái đầu tiên đa phần sử dụng ít hoặc chưa dùng luôn. Nhất bản nhà mạng gặp nhiều. Vậy thành ra check imei chỉ để tham khảo.
– Check pin: Thợ thì đa phần bật ứng dụng 1-2ph kiểm tra độ sụt biết ngay. Còn ng dùng thì hay down app Batery đo %. Thực ra Batery đo theo điện áp biến thiên nên RẤT VỚ VẨN. Nhiều chiếc iphone batery báo lên xuống liên tục. Nhiều chiếc báo chỉ còn 8x% nhưng lại dùng dc 2 ngày. Vấn đề nằm ở đâu và tại sao lại khác biệt như vậy, check thế nào là chuẩn?
Apple dùng rất nhiều nguồn pin. Chủ yếu từ HUAPU và SUNWADA làm hoàn thiện và mạch, cell từ sony. Mạch có 2 loại mạch xanh và mạch vàng không rõ mua từ NSX nào. Kinh nghiệm thì mạch vàng thường pin rất trâu. Một số thợ vườn bảo iphone nhật pin bền hơn hàn, mỹ. Một số bảo mỹ bền hơn. Vớ vẩn hết. Chính vì họ dùng lô hàng nào dùng cell mạch tốt thì họ tưởng do thị trg đó toàn loại ấy. Riêng từ 7 Apple âm thầm cải thiện pin nên pin 7 có vẻ đồng đều hơn. Vậy pin do chất pin và do chip nguồn, cùng chip A.
Check chuẩn pin hẳn hoi thì cần test 8 bài test cấp độ( cái này SS đã public). Nhưng khá mất thời gian, phải vài ngày. Để tương đối chuẩn thì dựa vào thời gian onscreen thực tế là chuẩn nhất.
Những người làm ip số lượng lớn thì đều biết rõ. Cùng sạc như nhau full xong vứt đấy vài ngày. Cả lô con nào nguồn khoẻ nó sẽ ít sụt hơn. Tuy nhiên cái này không chuẩn khi dùng chip Samsung. Không hiểu ss có chơi khăm Apple không nhưng cá nhân tôi khi phải bảo hành chiếc ip nào đều dính dáng SS cấp linh kiện. Mở ra mới biết. Còn từ sony, sharp… chả thấy lỗi bao giờ!
Việc mở máy check với 5/6 ok. ko ron keo. Với 7 trở lên có ron kháng nước nên xác nhận muốn mở check phải mua ron mới. 60k. Tôi thì chắc chắn chẳng ma nào mở máy mới ra làm gì, cùng lắm thổi áp suất. Còn bảo mở check từng chiếc một, là vớ vẩn hết. Thứ nhất số lượng lớn không ai có thời gian làm vậy. Thứ 2 như ai đã từng làm kiểm toán, check xác suất theo lô. Lô đồng nhất thì chỉ cần check mẫu.
Kinh nghiệm những máy nào thị trg nào hay lỗi gì, hay zin hay dựng thì check chủ yếu các lỗi ấy chứ không check tất.
Cho nên quá trình test trời cũng vẫn phải bao test và bảo hành, Với tùy loại SP sẽ phải có các gói bảo hành thích hợp. Mà tốt nhất là tránh các dòng máy hay lỗi và tránh các trường hợp máy hay lỗi. Đó là mới quá và cũ quá. Nên nhu cầu hàng CPO rất nhiều, vừa mới, vừa rẻ nhưng rất ngại nhập ngại bán. Thực ra máy ít lỗi nhất là máy lướt qua và máy cũ zin đã dùng hơn năm. Đó là khi xác suất lỗi hạ mức thấp nhất trong thời gian sử dụng sau đó.